Vì sao các vấn đề về stress có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn? Không có gì là quá xa lại khi bất cứ ai cũng hiểu được stress có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của ban. Hãy thử nghĩ xem, bạn cảm thấy thế nào khi mọi thứ khiến bạn choáng ngợp? Tim bạn có thể sẽ đập nhanh hơn, dạ dày co thắt liên tục và những cơn đau đầu cứ dai dẳng trong bạn? Nhiều nghiên cứu cho thấy các vấn đề về stress khiến cho phụ nữ phát sinh nhiều triệu chứng hơn so với nam giới. Theo các chuyên giá, các vấn đề về stress sẽ biến mất đi khi không còn tác nhân gây ra căng thẳng? Vậy đâu là các tác nhân, các vấn đề về stress phổ biến ở phụ nữ? Hãy cùng Foellie Việt Nam tìm hiểu về 5 vấn đề về stress ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ thông qua bài viết dưới đây nhé!
Vấn đề về sinh sản
Những phụ nữ bị căng thẳng nhiều hơn đôi khi có thể gặp nhiều khó khăn hơn khi mang thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, căng thằng làm cho enzyme tăng ở mức độ cao hơn, khiến hco việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Những phụ nữ trong nghiên cứu có nồng độ enzyme cao nhất trong chu kỳ của họ có khả năng mang thai thấp hơn 12% so với những phụ nữ có nồng độ enzyme thấp hơn.
Vấn đề về stress gây ra rối loạn kinh nguyệt
Các vấn đề về stress có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, một số phụ nữ còn không có kinh khi gặp tình trạng căng thẳng quá mức. Căng thẳng mãn tính và lâu dài ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể bạn. Điều này có thể gây ra nhiều triệu chứng PMS hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chu kỳ kinh nguyệt, từ đó làm cho chu kỳ kinh nguyệt không đều, các cơn đau trng ngày “đèn đỏ” có thể dai dẳng hơn và kỳ kinh có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn so với người bình thường.
Các vấn đề về đường tiêu hóa
Bộ não và đường ruột có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Căng thẳng ngắn hạn có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng hoặc cảm giác bồn chồn, lo lắng thậm chí là buồn nôn hoặc tiêu chảy. Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng axit dạ dày, dẫn đến khó tiêu, ợ nóng và trào ngược axit. Tiêu hóa kém cũng có thể là một trong những phản ứng với căng thẳng, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn/nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đầy hơi, béo phì và IBS.
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Sự hiện diện mãn tính của hormone gây căng thẳng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và dễ mắc bệnh vặt hơn. Nếu thường xuyên bị căng thẳng, bạn sẽ dễ bị cảm lạnh, cúm hoặc gây ra các bệnh mãn tính như viêm khớp, bệnh viêm ruột và các bệnh khác. Với hệ thống miễn dịch suy yếu, bạn cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh.
Sức khỏe tâm thần kém
Tất nhiên, căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Trải qua các triệu chứng căng thẳng, đặc biệt là trong thời gian dài, khiến bạn dễ bị trầm cảm, lo lắng và gặp phải các tình trạng sức khỏe tâm thần tương tự. Trên thực tế, phụ nữ có nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới. Những tình trạng này thường được kích hoạt bởi mức độ cortisol (hormone gây căng thẳng) cao mãn tính.
Trên đây là một số vấn đề về stress mà bạn đang quan tâm. Căng thẳng là vấn đề khá nghiêm trọng nếu bạn cứ để nó tiếp tục trong một khoản thời gian dài. Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của bạn vì đó cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của sống của bạn đấy!