Vì sao thuốc tránh thai không có tác dụng? Khi được sử dụng một cách hoàn hảo, thuốc tránh thai có hiệu quả ngừa thai lên đến 99%. Kể cả đối với trường hợp những phụ nữ không phải lúc nào cũng sử dụng nó một cách hoàn hảo, tỷ lệ tránh thai vẫn là 91%. Trung bình chỉ có 9 trên 100 phụ nữ có thai mỗi năm khi sử dụng thuốc tránh thai. Đặc biệt khi xem xét mức độ tiện lợi và an toàn của thuốc tránh thai thì đó là một tỷ lệ khá tốt.
Tất nhiên, không có biện pháp tránh thai nào có hiệu quả 100%, trừ khi bạn coi việc kiêng cữ là một hình thức tránh thai. Vậy điều gì khiến 9% phụ nữ mỗi năm sử dụng thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai?
Sử dụng thuốc không đúng cách
Một trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng thuốc tránh thai không có tác dụng là sử dụng thuốc không đúng cách. Hầu hết các loại thuốc tránh thai cần được uống hàng ngày để được bảo vệ một cách tối đa. Lý do là để giữ cho hormone của bạn ở mức ổn định. Nếu bạn bỏ lỡ một viên thuốc, bạn sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố và tăng cơ hội mang thai. Khi dùng viên thuốc chỉ chứa progestin, bạn cũng cần uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày (trong khoảng thời gian 3 giờ) vì lý do tương tự.
Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc tránh thai mà bạn nên biết
Bảo quản thuốc không đúng cách
Một số phụ nữ không biết rằng thuốc tránh thai cần được bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ phòng. Nhiệt độ khắc nghiệt và thay đổi nhiệt độ bảo quản thường xuyên sẽ làm cho thuốc kém hiệu quả hơn, khiến bạn dễ có thai ngoài ý muốn hơn. Tránh cất thuốc ở những nơi như tủ thuốc, nơi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thường xuyên.
Sử dụng các loại thuốc làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai
Vì sao thuốc tránh thai không có tác dụng? Một số loại thuốc đã được biết là có tác dụng cản trở việc kiểm soát sinh sản và làm giảm hiệu quả của nó. Những loại thuốc này bao gồm:
- Các loại thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng virus HIV
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị động kinh hoặc đau nửa đầu
- Thuốc ổn định tâm trạng
- Thuốc được điều chế từ thảo dược
Trước khi bắt đầu kiểm soát sinh sản, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp nào sẽ hiệu quả nhất với bạn. Nếu bạn thường xuyên dùng bất kỳ loại thuốc nào ở trên hoặc các loại thuốc khác. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai và tạm thời dùng một trong những loại thuốc này, chỉ cần đảm bảo sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong suốt thời gian dùng thuốc và trong 48 giờ sau khi bạn dùng liều cuối cùng.
Đang mắc phải một số bệnh
Bất kỳ bệnh cấp tính hoặc tình trạng mãn tính nào ngăn cơ thể bạn hấp thụ thuốc tránh thai đều có thể khiến bạn có nguy cơ mang thai cao hơn, ngay cả khi bạn sử dụng thuốc một cách hoàn hảo. Nếu bạn nôn trong vòng hai giờ sau khi uống thuốc, rất có thể cơ thể bạn không có đủ thời gian để hấp thụ đủ để thuốc tránh thai phát huy tác dụng.
Trong những trường hợp này, bạn nên uống viên thuốc có hoạt tính tiếp theo. Bạn cũng có thể phải đối mặt với vấn đề tương tự nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng và thường xuyên. Vì lý do này, những phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa gây nôn mửa hoặc các vấn đề về đường ruột liên tục (Hội chứng ruột kích thích, Bệnh Crohn, Viêm loét đại tràng,…) có thể tìm một lựa chọn thay thế thuốc tránh thai.
Béo phì
Lý do thuốc tránh thai không có tác dụng là gì? Có trọng lượng cơ thể hoặc chỉ số BMI cao có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa của thuốc tránh thai. Nếu bạn chuyển hóa nó quá nhanh, bạn có thể không còn đủ thuốc trong máu để nó thực hiện công việc của mình. Nếu bạn đang gặp phải tính trạng béo phì hoặc biết mình có tỷ lệ trao đổi chất cao, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc thuốc tránh thai có hiệu quả với bạn hay không.
Trên đây là 5 nguyên nhân phổ biến khiến thuốc tránh thai không có tác dụng. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin quan trong trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bạn nhé!