5 biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín nữ lâm sàng

5 Biểu Hiện Của Bệnh Sùi Mào Gà ở Vùng Kín Nữ Lâm Sàng

Sùi mào gà là bệnh nguy hiểm và dễ lây nhiễm. Nhận biết được biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín càng sớm sẽ giúp việc điều trị tốt hơn.

Sùi mào gà ở nữ giới là gì?

Bệnh sùi mào gà thường được lây truyền qua con đường quan hệ tình dục (STI). Virus HPV chính là nguyên chính dẫn đến bệnh sùi mào gà ở nữ giới, biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín là xuất hiện các mụn rộp có cuống, gây ngứa viêm nhiễm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có thể chuyển thành ung thư. Theo chuyên gia y tế cho biết, tại Việt Nam hằng năm có tới 1-2 triệu ca nhiễm các bệnh qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Đa số các bệnh nhân nhiễm bệnh thường có độ tuổi nằm khoảng dưới 30.

Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín nữ

Thường thì thời gian ủ bệnh sùi mào gà rơi vào khoảng 3 – 8 tuần. Thông thường các dấu hiệu bệnh sùi mào gà lâm sàng thường các triệu chứng dưới đây:

  • Xuất hiện các nốt sần sùi như súp lơ trên môi âm hộ hoặc ở vùng xung quanh hậu môn. 
  • Các u nhú nhỏ có màu đỏ hồng, trắng, xám, đường kính từ 1-3mm, 
  • thường tập trung thành mảng không gây đau đớn, ngứa ngáy hay khó chịu 
  • Sùi mào gà ở nữ giới có thể gây mùi hôi vùng kín khó chịu, đồng thời có thể gây chảy máu vùng kín khi quan hệ.
    Biểu Hiện Của Bệnh Sùi Mào Gà ở Vùng Kín Nữ
    Biểu Hiện Của Bệnh Sùi Mào Gà ở Vùng Kín Nữ

Nguyên nhân mắc sùi mào gà ở nữ giới?

Nếu bạn có các biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn bao gồm cả việc quan hệ bằng miệng ( oral sex), quan hệ bằng đường hậu môn 
  • Các hành động tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như hôn môi khi miệng bị trầy, lở loét hoặc lợi bị chảy máu
  • Vô tình nhận máu có nguồn gốc từ những bệnh nhân nhiễm sùi mào gà
  • Sử dụng chung kim tiêm với người bệnh (chích ma túy) cũng có nguy cơ mắc sùi mào gà
  • Sử dụng chung dụng cụ cá nhân như bàn chải, khăn tắm, ly, chén, dao cạo râu, bồn cầu… với người bị nhiễm sùi mào gà
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con, đặc biệt khi người mẹ sinh thường, bé sơ sinh  tiếp xúc với máu, sản dịch… bé sinh ra dễ bị u nhú thanh quản.
  • Người có hệ miễn dịch kém, khi lỡ tiếp xúc với dịch nhầy, mủ, máu (khi xăm hình) hoặc các vết thương hở của người bệnh cũng sẽ bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà.
    Nguyên Nhân Mắc Sùi Mào Gà Ở Nữ Giới
    Nguyên Nhân Mắc Sùi Mào Gà Ở Nữ Giới

Cách phòng tránh và điều trị khi gặp các biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín

1. Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ở nữ 

Sùi mào gà là một bệnh ngoài da ở vùng kín rất nguy hiểm, và khó giải quyết triệt để. Do đó, việc biết cách phòng tránh là điều cần thiết cho bản thân bạn và những người xung quanh. Để tránh gặp các biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín bạn:  

  • Tránh dùng chung những vật dụng cá nhân với người khác như khăn tắm, đồ lót, bàn chải đánh răng…
  • Thường xuyên tập luyện và bổ sung đầy đủ các chất để nâng cao sức đề kháng đề kháng tránh nhiễm bệnh
  • Thường xuyên thực hiện khám tổng quát cho cơ thể, đặc biệt chú ý các bệnh tình dục bao gồm cả sùi mào gà và mụn cóc.
  • Tiêm phòng vắc xin chống HPV là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất.

Tiêm phòng HPV được khuyến cáo nên được tiêm phòng cho nữ giới từ 9-26 tuổi kể cả đã quan hệ tình dục rồi. Hiệu quả vắc xin tốt nhất là trước khi bạn thực hiện quan hệ, tác dụng lên đến 30 năm. Nữ giới có độ tuổi từ 15 – 26 được khuyến cáo tiêm theo phác đồ 3 mũi.

Cách Phòng Tránh Bệnh Sùi Mào Gà ở Nữ 
Cách Phòng Tránh Bệnh Sùi Mào Gà ở Nữ

2. Điều trị bệnh sùi mào gà theo tình trang phát bệnh 

Nếu bạn gặp phải các biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín thì bạn cần đến bệnh viện chuyên điều trị càng sớm càng tốt. Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ giới như:

  • Bôi thuốc điều trị: Có 2 loại thuốc thường dùng để điều trị sùi mào gà là podophyllin 10-20% hoặc imiquimod cream 5%. Dùng thuốc bôi vào mụn cóc sinh dục hoặc các sùi mào gà ở bên ngoài bộ phận sinh dục và quanh hậu môn.Trong đó, thuốc podophyllin 10-20% được chỉ định không dùng cho trẻ em còn imiquimod cream 5% có thể dùng cho trẻ từ 12 tuổi. Khi bôi thuốc có thể bạn sẽ gặp các tác dụng phụ như đỏ, ngứa, bỏng rát, trầy xước, bong da, phù nề.
  • Sử dụng tia laser CO2 đốt sùi mào gà: Phương pháp này sẽ dùng tia laser tác động trực tiếp vào vùng da có sùi mào gà của bệnh nhân. Cách này sẽ tiêu diệt virus HPV, giúp loại bỏ tận gốc những tổn thương, vết sùi mào gà đã hình thành. Tùy vào tình trạng bệnh mà việc điều trị có thể kéo dài lên tới vài tháng.
  • Phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà: Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ sùi mào gà nếu tình trạng của vết tổn thương quá lớn. Phẫu thuật sẽ được thực hiện bằng dao mổ thông thường để loại bỏ vết sùi mào gà trên da. Tuy nhiên, nếu sùi mào gà nằm ở cổ tử cung sẽ được thực hiện cắt bỏ bằng  laser hoặc cắt đốt điện vòng.
  • Loại bỏ bằng phương pháp quang động học (ALA-PDT): phương pháp này sẽ tạo ra những phân tử có khả năng oxy hóa rất mạnh có nhiệm vụ phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh. Liệu pháp điều trị bệnh sùi mào gà bằng ánh sáng ALA-PDT được xem là cách có hiệu quả cao, an toàn và ít gây ra tình trạng tái phát. Với cơ chế chỉ tác động chọn lọc vào các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong mô tổn thương do đó sẽ không gây ảnh hưởng đến những tế bào bình thường mà vẫn loại bỏ sạch các vết sùi mào gà.

Cần tìm đến các bệnh viện uy tín để được khám và nhận điều trị ngay nếu lỡ gặp phải các biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở vùng kín. Bạn nên chú ý nhiều hơn vào việc vệ sinh vùng kín để tránh các sinh dục như sùi mào gà làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục của mình. Nếu cần tìm hiểu về các sản phẩm giúp loại bỏ mùi hôi và bảo đảm vệ sinh cho vùng kín bạn có thể tham khảo thêm về nước hoa vùng kín của Foellie nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *