Bệnh vảy nến ở vùng kín là một bệnh về da ở vùng kính, xảy ra ở cả nam và nữ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị cho căn bệnh này nhé.
Bệnh vảy nến ở vùng kín là gì?
Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính, được hình thành do rối loạn hệ miễn dịch tự nhiên trên da. Bệnh vảy nến được chia thành hai loại chính là : bệnh vảy nến thể đảo ngược và bệnh vẩy nến thể mảng.
Thông thường bệnh vảy nến ở vùng kín thường thuộc loại vảy nến thể mảng và thuộc loại lành tính. Theo các nghiên cứu cho thấy bệnh vảy nến ở vùng kín chỉ gây tổn thương trên bề mặt da và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh. Tuy nhiên, do vùng kín là vùng nhạy cảm và khá ẩm ướt nên việc điều trị bệnh vảy nến thường sẽ khó khăn và tốn khá nhiều thời gian.
Nguyên nhân khiến bệnh vảy nến ở vùng kín xảy ra?
Bệnh vảy nến ở vùng kín xuất hiện là do việc tế bào lớp sừng tăng sinh quá nhanh, hình thành các mảng đỏ, khô và bong vảy.
Việc tăng sinh các tế bào trên da của người bệnh thường là do rối loạn hệ thống miễn dịch. Những nguyên nhân này sẽ gây ra sự rối loạn chuyển hóa các tế bào sừng trên da, khiến các tế bào này tăng sinh không kiểm soát chồng lên cả những tế bào cũ chưa kịp loại bỏ khỏi cơ thể hình thành các vùng da sần sùi, bong vảy.
Bệnh vảy nến ở vùng kín một phần được hình thành do di truyền trên gen của người bệnh. Tuy không phải ai cũng vậy nhưng nếu gia đình bạn có người bị nhiễm bệnh vảy nến vùng kín thì bạn vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh này.
Ngoài ra, bệnh vảy nến ở vùng kín cũng có thể xảy ra do một số yếu tố từ bên ngoài như:
- Nhiễm trùng trên da
- Da bị tổn thương
- Tăng cân không kiểm soát
- Sử dụng cồn và chất kích thích
- Do áp lực, stress
- Do kích ứng với các thành phần thuốc
- Do thời tiết thay đổi đột ngột như trở lạnh
Những biểu hiện bệnh vảy nến ở vùng kín ở nam và nữ giới
Khi nhiễm vảy nến ở vùng kín người bệnh sẽ có các triệu chứng nếu nhẹ thì ngứa ngáy, năng hơn có thể gây đau rát. Khi vùng kín xuất hiện vảy nến người bệnh sẽ cảm thấy châm chích, khó chịu cả cơ thể đặc biệt là khi về đêm.
Bệnh vảy nến ở vùng kín ở hai giới thường khá giống nhau thường có dạng mảng hoặc các nốt sần đỏ, nhẵn bóng không có hoặc rất ít vảy.
Bệnh vảy nến vùng kín ở nữ: Thường xuất hiện ở các vùng như xương mu, hai bên bẹn, hai cánh mông. Bệnh vảy nến ở vùng kín của nữ rất hiểm hoặc không bao giờ xuất hiện bên trong khu vực âm hộ.
Bệnh vảy nến vùng kín ở nam: Vảy nến vùng kín ở nam cũng xuất hiện ở các vùng da tương tự như nữ giới. Tuy nhiên, các vết vảy nến có thể xuất hiện trên cả vùng dương vật của nam giới, đặc biệt nếu nam giới đã cắt bao quy đầu càng dễ dàng bị nhiễm vảy nến ở vùng kín.
Bệnh vảy nến vùng kín có lây không? Khi bị bệnh vảy nến ở vùng kín có quan hệ được không?
Bệnh vảy nến ở vùng kín được hình thành do việc rối loạn chức năng miễn dịch hoặc do vấn đề gen, đây không phải là bệnh gây ra bởi vi khuẩn, viruts, nấm… nên sẽ không sẽ không lây qua đường tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, dịch tiết và quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, các vết vảy nến trên vùng sinh dục sẽ gây ra tâm lý mặc cảm rất nhiều đối với người bệnh. Chính vì điều đó sẽ ảnh hưởng không ít đối với đời sống tình dục của các cặp đôi. Do đó, người bệnh vảy nến ở vùng kín cần lưu ý một số điều như:
- Tốt nhất nên chữa trị hết bệnh trước khi muốn quan hệ tình dục, tránh quan hệ khi các vết thương đang bị viêm nhiễm
- Nếu quan hệ cần vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ
- Sử dụng bao cao su và các chất bôi trơn để tránh gây ma sát vào vùng da bị viêm.
Cách điều trị cho người bệnh vảy nến ở vùng kín?
Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da trị vảy nến vùng kín
Thông thường khi người bị mắc bệnh vảy nến ở vùng kín bác sĩ sẽ kê các loại thuốc bôi có chứa các chất điều trị có khả năng làm mềm và giảm ngứa nhanh chóng.
- Kem chứa steroid liều thấp: Da ở vùng kín mỏng hơn so với các vùng da khác nên khả năng hấp thụ steroid dễ dàng hơn do đó đây là loại thuốc điều trị tốt nhất cho bệnh vẩy nến ở vùng kín. Kem chứa steroid có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và hạn chế tình trạng tăng sinh tế bào sừng, tuy nhiên sẽ khiến da bạn mỏng hơn và gây rạn da, vỡ mạch máu nếu bạn sử không đúng cách
- Thuốc ức chế calcineurin: Là thuốc bôi chuyên dùng trong điều trị các bệnh viêm da về cơ địa như như bệnh chàm. Thuốc bôi gồm 2 loại Tacrolimus và Cyclosporine (pimecrolimus), nhờ vào khả năng điều phối các phản ứng miễn dịch do đó nó vẫn được kê để chữa bệnh vẩy nến ở vùng kín.
- Dapsone ( Aczone ): Là một dạng gel có tác dụng kháng sinh này thông thường dùng để điều trị mụn trứng cá và bệnh phong. Aczone chỉ được kê khi các phương pháp điều trị khác không có tác dụng. Dapsone có thể gây thiếu máu và các tác dụng phụ khác như buồn nôn, đau họng, sưng tấy…
Thay đổi thói quen sinh hoạt để điều trị bệnh vảy nến ở vùng kín
- Chú ý độ ẩm của da, bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch vùng kín không chứa cồn và hương liệu vừa tránh vùng kín có mùi vừa hạn chế tối đa việc gây khô da.
- Kiểm soát cân nặng, các chứng minh cho thấy việc tăng cân khiến việc điều trị bệnh diễn ra khó khăn hơn.
- Bổ sung vào bữa ăn nhiều rau và chất xơ hạn chế ăn các loại thịt đỏ, các đồ cay nóng dầu mỡ tránh gây các kích ứng trên da và kiểm soát bệnh tốt hơn.
- Nên bổ sung thêm omega-3 trong thực đơn hàng ngày giúp kiểm soát tốt độ ẩm của làn da, đồng thời sẽ giúp làm dịu các triệu chứng ngứa gây bong trong ở vết thương.
Bệnh vảy nến ở vùng kín tuy không ảnh hưởng quá lớn đối với đời sống sinh hoạt hằng ngày của bạn tuy nhiên sẽ gây khó chịu và gây mất thẩm mỹ khiến bạn mất tự tin. Do đó nếu gặp những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh cần đến ngay trung tâm chuyên về da liễu để thăm khám và nhận được tư vấn điều trị phù hợp nhất.