Ung thư buồng trứng là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng trên toàn thế giới ngày càng cao. Vậy hành động nào là cần thiết nhất ngay lúc này? Việc trang bị cho mình một nền tảng kiến thức tốt để phòng ngừa căn bệnh này là một điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng Foellie Việt Nam đi tìm hiểu “tất tần tật” về ung thư vùng kín thông qua bài viết dưới đây nhé!
Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư là một căn bệnh do một số tế bào bất thường trong cơ thể phát triển một cách ngoài tầm kiểm soát. Theo các chuyên gia, ung thư thường được đặt tên theo tên của bộ phận cơ thể – nơi mà nó bắt đầu hình thành. Ung thư buồng trứng là căn bệnh do các tế bào ác tính phát triển ngoài tầm kiểu soát ở vị trí trong hoặc gần bề mặt bên ngoài của một hoặc cả hai buồng trứng.
Tìm hiểu về các loại ung thư buồng trứng
Thông thường, cơ thể chúng ta sẽ hoạt động theo cách các tế bào khở mạnh sẽ phân chia và hình thành các tế bào mới để cải thiện những tổn thương và thay thế các tế bào cũ hoặc tế bào đã chết. Tuy nhiên tế nào ung thư sẽ không hoạt động như thế vì một số nguyên nhân như sau:
- Chúng phát triển ngoài tầm kiểm soát, phân chia tế bào một cách bất thường
- Thời gian sống lâu hơn so với các tế bào bình thường
- Khi các khối u phát triển có thể ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận
- Có khả năng di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể thông qua đường máu hoặc hệ bạch huyết
Như đã nói ở trên, tên loại ung thư sẽ được xác định từ vị trí mà nó bắt đầu hình thành. Chính vì thế nên, dù tế bào ung thư có di căn sang các bộ phận khác nhưng vị trí bắt đầu của nó là buồng trứng thì nó sẽ được gọi là ung thư buồng trứng.
Triệu chứng của ung thư buồng trứng
Các triệu chứng của ung thư buồng trứng thường khó phát hiện và cũng rất dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Theo các chuyên gia, chỉ có khoảng 20% các trường hợp được chẩn đoán sớm (giai đoạn I – II), ung thư buồng trứng rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Bạn chỉ có thể phát hiện các bất thường một cách rõ ràng ở giai đoạn nặng (giai đoạn III – IV).
Các triệu chứng thường gặp
- Xương chậu thỉnh thoảng sưng tấy lên, bung dưới và phần eo có phần to hơn bình thường
- Đau ở vùng bụng, lưng hoặc xương chậu
- Cảm thấy no dù ăn rất ít, thường xuyên chán ăn
- Đi tiểu thường xuyên
Các triệu chứng ít gặp hơn
- Cảm thấy đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục
- Đau ở vùng lưng dưới
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Đau dạ dày, ợ chua hoặc táo bón
Ung thư buồng trứng được chẩn đoán như thế nào?
Ung thư buồng trứng được phát hiện và điều trị càng sớm thì cơ hội sống của phụ nữ sẽ càng cao. Hiện tại, không có xét nghiệm sàng lọc hiệu quả đối với ung thư buồng trứng. Mặc dù không có xét nghiệm sàng lọc để phát hiện ung thư buồng trứng nhưng nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn đang được tiến hành. Nếu một phụ nữ có các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư buồng trứng, nên thực hiện các xét nghiệm sau đây, đặc biệt đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao:
- Khám vùng chậu: đây là cách kiểm tra buồng trứng mở rộng hoặc các dấu hiệu của chất lỏng trong bụng. Bác sĩ kiểm tra tử cung, âm đạo, buồng trứng, bàng quang và trực tràng để phát hiện những thay đổi bất thường như khối u. Một số bệnh ung thư có kích thước khối u rất nhỏ trước khi lan rộng và không thể phát hiện được bằng việc khám phụ khoa.
- Siêu âm qua âm đạo: Việc kiểm tra này sử dụng một dụng cụ nhỏ được đặt vào âm đạo để kiểm tra buồng trứng và tử cung. Phương pháp này phù hợp với những phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng hoặc những người có kết quả khám vùng chậu bất thường.
- Xét nghiệm máu CA-125: Phương pháp này đo mức CA-125, một loại protein được tìm thấy ở mức độ cao hơn ở những phụ nữ bị ung thư buồng trứng/ống dẫn trứng. Mặc dù CA-125 là một xét nghiệm quan trọng nhưng nó không phải lúc nào cũng là dấu hiệu chính của bệnh. Một số bệnh không phải ung thư buồng trứng cũng có thể làm tăng nồng độ CA-125 và một số bệnh ung thư buồng trứng có thể không sản xuất đủ lượng CA-125 để gây ra xét nghiệm dương tính.
Trên đây là một số thông tin về ung thư buồng trứng mà bạn đang tâm. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản bạn nhé!