NỘI DUNG
ToggleKiểm soát các triệu chứng lạc nội mạc tử cung như thế nào?
Điều trị các triệu chứng lạc nội mạc tử cung thường sử dụng các phương pháp y tế hoặc phẫu thuật.
Điều trị nội khoa nhằm mục đích giảm đau bằng thuốc giảm đau hoặc ức chế lạc nội mạc tử cung và chức năng buồng trứng bằng hormone. Nhược điểm của phương pháp này là không loại bỏ được bệnh, ngăn cản khả năng sinh sản do ức chế buồng trứng, có thể xảy ra tác dụng phụ và tỷ lệ tái phát cao khi ngừng thuốc.
Phẫu thuật cũng là một cách nhằm mục đích giảm đau, thông qua việc loại bỏ bệnh, giải phóng chất dính và mô sẹo, cắt bỏ các nốt nội mạc tử cung sâu đã xâm lấn các cấu trúc hoặc các cơ quan khác và phục hồi giải phẫu bình thường ở khung chậu. Điều này có nghĩa là nó có thể giúp giải quyết các triệu chứng trong một khoảng thời gian lâu hơn, tăng cường khả năng sinh sản và giảm sự phụ thuộc vào thuốc giảm đau. Hạn chế ở phương pháp này là một số rủi ro khi phẫu thuật.
Tỷ lệ tái phát các triệu chứng lạc nội mạc tử cung
Các nghiên cứu về tái phát triệu chứng sau phẫu thuật lạc nội mạc tử cung cho thấy tỷ lệ tái phát triệu chứng có thể lên tới 20% sau 2 năm và 40-50% sau 5 năm. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu tước đó đã có nhiều tiến bộ được thực hiện cả trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý này.
Triệu chứng tái phát có thể phụ thuộc vào ba yếu tố chính:
– Nhận biết mức độ lạc nội mạc tử cung
– Mức độ loại bỏ bệnh trong phẫu thuật
– Phục hồi mối quan hệ bình thường của các cơ quan vùng chậu
Do đó, nếu có một lượng lớn bệnh còn sót lại (lạc nội mạc tử cung còn sót lại) sau phẫu thuật, hoặc nếu có những vùng lạc nội mạc tử cung không được xác định trước khi phẫu thuật vad nếu mô sẹo hoặc chất kết dính không được giải phóng triệt để – điều này có thể dẫn đến các triệu chứng còn sót lại sau phẫu thuật.
Đối tượng nào có nguy cơ tái phát lạc nội mạc tử cung?
Phụ nữ có tiền sử đau bụng kinh mãn tính kéo dài hoặc lạc nội mạc tử cung tiến triển có thể có nguy cơ tái phát cao hơn và cơn đau sẽ không thuyên giảm hoàn toàn. Điều này có thể là do sự kích thích lâu dài của các trung tâm đau ở não, dẫn đến sự nhạy cảm quá mức hoặc do các vấn đề ở dây thần kinh.
Ngăn ngừa sự tái phát của lạc nội mạc tử cung như thế nào?
Về mặt y học
Người ta đã chứng minh rằng việc ức chế nội tiết tố bằng progestogen liều thấp rất hữu ích trong việc ngăn ngừa cả cơn đau và tái phát lâm sàng sau phẫu thuật. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy tỷ lệ tái phát tích lũy là 69% (những người không dùng thuốc ức chế nội tiết tố) so với 4% (những người dùng thuốc) sau 5 năm. Do đó, đây là điều mà bạn cần tâm sự với bác sĩ phụ khoa của mình.
Về thói quen sống
Nên bổ sung trái cây và rau lá xanh trong chế độ ăn uống, vì chất xơ làm giảm sự hấp thụ chất béo và đường, có thể thúc đẩy quá tình chữa lành tình trạng viêm trong cơ thể. Thực phẩm có đặc tính chống oxy hóa cũng là một sự lựa chọn tốt. Và một số thực phẩm giúp làm tăng lượng axit béo Omega 3 và 6 (ví dụ như dầu cá) và giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ hữu ích. Những thực phẩm như vậy là tiền thân của các chất chống viêm trong cơ thể.
Điều quan trọng cần lưu ý là sức khỏe đường ruột, vì nhiều phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung phải chịu các triệu chứng đầy hơi và đầy bụng. Tránh gluten và các sản phẩm từ sữa nặng, chuyển sang FODMAP thấp trong chế độ ăn uống có thể giúp ích cho sức khỏe của bạn. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tập thể dục thường xuyên sẽ giải phóng các chất giúp cơ thể thư giãn và điều này có thể hữu ích cho những người bị căng cơ vùng chậu.
Trên đây là câu trả lời cho “Tại sao các triệu chứng lạc nội mạc tử cung vẫn tiếp diễn sau khi điều trị?” mà bạn đang quan tâm. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe sinh sản của bản thân mình bằng cách liên tục cập nhật những kiến thức quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu bạn nhé!